• Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi làm sao cho hết

2.1 Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, phụ huynh chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi bên mũi 3 – 4 giọt. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, đưa ra hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hợp lý.

Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được sử dụng cho trẻ nhỏ

Hướng dẫn nhỏ mũi cho trẻ:

  • Trước khi nhỏ mũi, ngâm lọ nước muối vào nước ấm;
  • Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân;
  • Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 – 5 giọt;
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi;
  • Làm sạch hốc mũi: Với trẻ lớn đã biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy, xì mũi ra một chiếc khăn sạch. Còn nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì phụ huynh dùng bóng hút để hút đờm nhớt bên trong hốc mũi của bé. Thực hiện thủ thuật này bằng cách bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó, đờm nhất trong hốc mũi sẽ được hút vào bóng hút;
  • Rửa bóng hút mũi: Bóp mạnh bóng hút mũi để đờm nhớt trong bóng xì vào khăn sạch. Sau khi hút hết cả 2 hốc mũi, thực hiện hút xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch hiệu quả;
  • Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 4 lần hoặc hơn cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.

Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng tay bịt 2 bên mũi để xì mũi cho trẻ vì sẽ làm tăng đột ngột áp lực vào mũi. Đồng thời, giấy sử dụng để xì mũi phải là giấy mềm, sạch, chỉ dùng 1 lần.

2.2 Các biện pháp khác

  • Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, nước trái cây, sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ nên tránh ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ và chất béo;
  • Cho trẻ tắm nước gừng ấm vì hơi nước gừng có thể làm lỏng dịch trong mũi, giúp bé dễ dàng xì ra hoặc giúp mẹ dễ dàng làm sạch bằng dụng cụ hút mũi;
  • Day huyệt nghinh hương: Còn gọi là huyệt xung dương, huyệt nghinh hương, có tác dụng thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt,… giúp trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,… Huyệt nghinh hương nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng xấp xỉ 1cm. Khi trẻ bị tắc mũi, chảy nước mũi, phụ huynh nên dùng đầu ngón tay day bấm huyệt nghinh hương ở 2 bên mũi trong vòng 1 – 2 phút. Cha mẹ chú ý không nên dùng lực quá mạnh. Mỗi ngày người mẹ có thể thực hiện day huyệt nghinh hương của trẻ 5 – 7 lần tùy theo mức độ bệnh;
  • Thoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé, massage vài phút, có thể xoa dầu vào lưng và ngực trẻ;
  • Trước khi bé ngủ nên cho bé mang tất chân để giữ ấm;
  • Cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Thay vào đó, nước mũi chảy ra ngoài, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều tốt không
Cha mẹ có thể cho bé nằm cao đầu khi ngủ

Thực hiện theo những hướng dẫn trên sẽ giúp điều trị sổ mũi hắt hơi hiệu quả cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngoài việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh. Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung thêm vitamin và sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh nên giữ cho không khí trong phòng của trẻ được khô, thông thoáng; không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá; khuyến khích bé tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.